Dư luận đang thắc mắc, đặt dấu chấm hỏi lớn: Tại sao khi Ba Sàm lên bài “bật mí” về công văn Thông báo số 319-TB/TW ngày 1/4/2010 của Ban bí thư, do Thường trực BBT lúc đó là ông Trương Tấn Sang ký thì ngay ngày hôm sau Ba Sàm và đám đàn em bị bắt? Phải chăng đây là giọt nước làm tràn ly, vượt quá sức chịu đựng của anh Tư khiến Sàm không thể không bị bắt? Hãy xem Ba Sàm đã bị vắt kiệt sức cho sự nghiệp chính trị của anh Tư như thế nào, chúng ta sẽ có sự đánh giá khách quan.
Anh Tư đã vắt chanh bỏ vỏ sau khi Ba Sàm Nguyễn Hữu Vinh đã bị vắt kiệt sức? |
Thứ nhất, dù thất bại nặng nề tại Hội nghị TW6 sau khi việc anh Tư dùng “Quan làm báo” để đánh dưới lưng quần đối thủ, chắc mẩm thành công rực rỡ, ai dè lại bị vạch trần vào phút cuối. Nhưng cũng không thể phủ nhận vai trò quan trọng của Ba Sàm trong chiến dịch khi Sàm là yếu nhân trong việc tuồn tài liệu mật cho Đặng Thị Hoàng Yến đồng thời phụ trách mảng quảng bá để đẩy “quan làm báo” lên top trong vòng chưa đến 1 tuần lễ từ khi chẳng một ai biết đến. Thất bại này cũng dẫn đến việc anh Tư bị nhiễm phong hàn, tắt tiếng tại Hội nghị TW7.
Ba Sàm đóng vai trò quan trọng khi liên tục tung hứng, đẩy “quan làm báo” lên top |
Thứ hai, có thể khẳng định, nếu không có Ba Sàm thì sẽ không có Diễn đàn Xã hội Dân sự của nhóm IDS, Ba Sàm đã góp công lớn khi là sáng lập viên kiêm quản trị, biên tập viên cho đám bạch đầu binh hết xí quách mà Sàm vẫn gọi là ngoài Quang A, Huệ Chi thì còn lại toàn một lũ già dở hơi, lẩm cẩm. Mang tiếng là DĐXHDS nhưng “diễn đàn” này cũng chỉ là tiếng nói của anh Tư để đâm chọt lung tung chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước và các đối thủ chính trị mà mãi mãi ông không từ bỏ giấc mơ muốn đạp lên tất cả. Với bút danh “BT”, Ba Sàm đã thay lời anh Tư tha hồ xiên xỏ, chửi bới bằng những ngôn từ vô học nhất mà anh Tư không thể phát ngôn.
Ba Sàm: “Ngoài Quang A, Huệ Chi, còn lại chỉ là một lũ già dở hơi, lẩm cẩm” |
Thứ ba, Ba Sàm đã thay mặt anh Tư để ra lệnh cho báo Tuổi trẻ tại Văn phòng miền Bắc, trực tiếp là Dương Đức Đà Trang (Trưởng đại diện), báo Tuổi trẻ, vốn là một kẻ có tiền án, đã bị truất thẻ nhà báo từ lâu. Ngoài mặt cho thư ký Hải lùn chỉ đạo trực tiếp TBT báo Tuổi trẻ Hải nham, riêng mặt trận thủ đô, anh Tư đã giao cho Ba Sàm định hướng các nội dung chính trị cho báo Tuổi trẻ. Sau đó Sàm dùng chính các tư liệu, bài viết của báo Tuổi trẻ để viết lại trên Chép Sử Việt theo một văn phong sặc mùi chợ búa, xuyên tạc, bịa đặt đủ kiểu nhắm vào Đảng, Nhà nước, từ lãnh tụ Hồ Chí Minh, Tướng Giáp cho đến Tổng Bí thư, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội,… và lẽ dĩ nhiên không được phép động đến anh Tư, thậm chí đôi khi lại vỗ tay hoan hô Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã thế này, đã thế kia. Cho đến một ngày…
Độc giả dễ dàng kiểm chứng, báo Tuổi trẻ chiếm tỷ trọng 92% các nguồn mà Ba Sàm lấy lại để “bình luận” và “chép sử” |
Trên thực tế, anh Tư vốn nhìn người theo phương châm “xem chiến quả, luận anh hùng”, xét cho cùng thì Ba Sàm bấy lâu nay vắt kiệt sức, cúc cung tận tụy nhưng đến thời điểm hiện tại vẫn chưa giúp được gì nhiều cho anh Tư, mặt khác lại bị dèm pha bởi lũ già dở hơi Hoàng Tụy, trong mắt anh Tư, Ba Sàm bỗng trở nên một con ngựa bất kham, và quả thế thật, có lẽ Sàm cũng bắt đầu chán ngán anh Tư khi cả hai tuổi đời đều gần cạn mà sự nghiệp cách mệnh vẫn còn quá xa vời. Hậu quả nhãn tiền, ngày 4/5/2014, anh Tư lần đầu tiên lên thớt trên Chép Sử Việt và đây cũng là giọt nước làm tràn ly, anh Tư đã không đủ kiên nhẫn với Ba Sàm, càng lo lắng khi Sàm có khả năng tiếp tục dở quẻ. Chỉ đúng một ngày sau, Ba Sàm và đám đàn em bị bắt.
Chuyện vắt chanh bỏ vỏ là lẽ thường, sự đời vốn dĩ là thế. Có câu “chính trị đi vào, đạo đức đi ra”, việc Ba Sàm bị bắt âu cũng là hồi chuông cảnh tỉnh cho những kẻ cơ hội chính trị, núp bóng vị minh chủ nào đó để mưu cầu sự nghiệp bất chính.
Người Trong Cuộc
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét