Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

Báo Tuổi Trẻ đạo văn, ăn cắp tài sản trí tuệ của báo Thanh Niên, Tiền Phong, Cần Thơ và cả báo hải ngoại Người-Việt!

Báo Tuổi Trẻ luôn là tờ báo đi “tiên phong” trong phong trào “bài trừ tệ nạn đạo văn” đang là vấn nạn của xã hội. Để bảo vệ “bản quyền” bài viết, ngay tại trang chủ của phiên bản online tờ báo này cũng đập vào mắt người đọc: “Báo Tuổi Trẻ giữ bản quyền nội dung trên website này; chỉ được phát hành lại nội dung thông tin này khi có sự đồng ý bằng văn bản của báo Tuổi Trẻ”. Nhưng thói đời là thế, thường thì kẻ to mồm nhất chính là kẻ đáng nghi nhất, nói nôm na là vừa ăn cắp vừa la làng đang xảy ra như “chuyện thường ngày” ở tòa soạn báo Tuổi Trẻ.
Hãy xem Báo Tuổi Trẻ “giật tít” : Nạn đạo văn: Sự xuống cấp của đạo đức trí thức
Dưới thời Tổng biên tập Phạm Đức Hải, những tưởng ở báo Tuổi Trẻ chỉ có mỗi vị Trưởng văn phòng Vũ Xuân Toàn đạo thơ, nhưng không, một bầy phóng viên đạo chích báo Tuổi Trẻ đang vô tư ăn cắp bài vở người khác như cơm bữa. Chỉ cần rà qua các bài viết, phóng sự trên báo Tuổi trẻ từ đầu năm 2014 đến nay, sơ sơ đã thấy ít nhất 4 vụ đạo văn trắng trợn mà bạn đọc dễ dàng kiểm chứng:

Thứ Tư, 26 tháng 3, 2014

Phóng viên Tuổi trẻ cướp chồng nhân viên Viettel, phá nát hạnh phúc gia đình sĩ quan quân đội

Những bê bối bên trong tòa soạn báo Tuổi trẻ vẫn đang tiếp diễn, ngày một thêm nặng, mùi quyền lực, mùi tiền, mùi xác thịt đang quện vào nhau khiến không khí tại báo Tuổi trẻ ngày một ngột ngạt, khó thở.  Trong Kỳ 2, độc giả thấy một Vân Trường quấy rối tình dục các cộng tác viên đã “được” BBT báo Tuổi trẻ bưng bít, thì Kỳ này, độc giả sẽ được tiếp tục chứng kiến một nữ “phóng đãng viên’ báo Tuổi trẻ cướp chồng người khác, phá hoại hạnh phúc của một gia đình trẻ đang sống rất hạnh phúc, vụ việc cũng đang được BBT báo Tuổi trẻ rất “nhức đầu” nhưng vẫn quyết định bưng bít (vì cũng một lũ với nhau, làm sao mà để “lộ” ra ngoài được!). Người đàn bà phóng đãng đó chính là My Lăng, phóng viên ban Chính trị Xã hội của báo Tuổi trẻ. Bằng nhan sắc thiên phú, kỹ năng ngoại giao tốt, tính cách lả lơi, cặp mắt đa tình lẳng lơ, My Lăng đã gây ra không biết bao nhiêu xì xầm trong tòa soạn và cả trong giới phóng viên. Vậy My Lăng là ai?
Phóng viên ban Chính trị Xã hội báo tuổi trẻ -  My Lăng

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Quy trình sản xuất bài phỏng vấn “dỏm” của báo Tuổi Trẻ

Kỳ này chúng tôi đề cập đến “quy trình sản xuất” phỏng vấn của một phóng viên có thâm niên 15 năm tại báo Tuổi trẻ, Nguyễn Văn Thanh (bút danh Quốc Thanh, còn một bút danh thuộc "giới tính thứ 3" là Giáng Hương). Từ năm 2008, Quốc Thanh được BBT phân công về ban Chính trị-Xã hội, chuyên trách mảng thông tin chính trị vốn nhiều nhạy cảm. Để đạt “tia-ra” như mong muốn của BBT, trong các bài viết, phóng sự, bài phỏng vấn, Quốc Thanh đã sáng tạo ra các chiêu thức nhanh gọn lẹ được BBT báo Tuổi trẻ đánh giá cao và ngay cả người “được phỏng vấn” cũng rất “hài lòng”, tất nhiên, vài lần Quốc Thanh cũng bị tai nạn nghề nghiệp nhớ đời.
Phóng viên “Giáng Hương” (ngoài cùng bên phải) cùng một số “chị em”
Giới phóng viên nội chính đều biết, trước khi phỏng vấn ai, đặc biệt là chính trị gia, các câu hỏi đều được chuẩn bị trước và gửi đến cho yếu nhân trước khi thực hiện bài phỏng vấn. Với tay nghề lọc lõi, Quốc Thanh (Giáng Hương) ngoài chuyện biết nên đặt những câu hỏi nào thì còn “đoán được” sở thích của yếu nhân để “gợi ý” trước cả câu trả lời vừa làm vui lòng yếu nhân, lại vừa thu hút được dư luận, tăng thêm “uy tín” cho tờ Tuổi trẻ.

Báo chí Việt Nam chỉ là công cụ bị lợi dụng

Một nhà báo kỳ cựu ở Việt Nam nhận định rằng báo chí Việt Nam không thể làm được vai trò giám sát chống tham nhũng mà chỉ là công cụ cho các phe phái trong Đảng sử dụng để đánh nhau.
Báo Tuổi trẻ đã bán mình cho quỷ khi cam tâm tình nguyện làm công cụ đắc lực cho một số quan chức “trên cao” đánh bóng tên tuổi, bôi nhọ, chỉ trích đối thủ chính trị nhằm thỏa mãn tham vọng quyền lực cá nhân
Ông Huỳnh Ngọc Chênh, từng là thư ký tòa soạn báo Thanh niên, nói rằng báo chí Việt Nam ‘chả có vai trò gì hết’ trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng.

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

Thư gửi Bạn đọc

Là người trong cuộc, hiểu rõ những mặt trái của báo Tuổi trẻ trong nhiều năm, nhưng đặc biệt là sau khi anh Lê Hoàng rời khỏi ghế Tổng biên tập (2008) cho đến nay, báo Tuổi trẻ đã bị biến chất, không còn khách quan, không còn công tâm và gần như đã hoàn toàn mất đi tính chính trực vốn là điều cần phải có của bất cứ một tờ báo nào. Là cơ quan truyền thông đại chúng, không chỉ đại diện cho tiếng nói của Thành đoàn Tp.HCM mà còn là đại diện cho các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là tầng lớp trí thức, được những lãnh đạo tiền nhiệm tạo cho một uy tín đặc biệt đối với bạn đọc cả nước, báo Tuổi trẻ đúng ra càng cần phải có những yếu tố quan trọng ấy. Nhưng không! Báo Tuổi trẻ ngày càng bốc mùi nặng!

Là người trong cuộc, hiểu rõ các doanh nghiệp đã bị bắt nạt, hăm dọa, phải đóng “hụi chết”, đóng tiền “bảo kê” hàng tháng, hàng năm như thế nào để đổi lấy cái tiếng là được “đồng hành” cùng báo Tuổi trẻ trong các chương trình xã hội, từ thiện,… Một số doanh nghiệp đang trong tình thế khó khăn, không đáp ứng được lời “kêu gọi quảng cáo, từ thiện” của báo Tuổi trẻ, y như rằng thế nào cũng được “vinh dự” phơi mình trên mặt báo, có khi đi thành hẳn một “series” phóng sự, ảnh hưởng nặng nề đến việc kinh doanh, thậm chí có doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản mà không thể mở miệng, không biết kêu ai.

Thứ Sáu, 21 tháng 3, 2014

Những chiêu trò rút ruột “quỹ từ thiện” của Phan Văn Đắc, Trưởng ban Công tác Xã hội báo Tuổi Trẻ

Kỳ này chúng tôi muốn phanh phui một chuyện tham ô mà nội bộ phóng viên, CBCNV báo Tuổi trẻ đang xôn xao bàn tán nhưng BBT báo tuổi trẻ thì “lờ tịt” dù biết quá rõ bản chất sự việc. Nhân vật chính của các chiêu trò tham ô, rút ruột ngân quỹ đang được các phóng viên xì xào là Phan Văn Đắc (bút danh Phan Đắc) - Trưởng ban Công tác Xã hội (CTXH) của báo Tuổi trẻ. Tất nhiên “ngân quỹ” mà chúng tôi đề cập đến ở đây không phải đến từ việc kinh doanh của báo Tuổi trẻ mà do tờ báo này lợi dụng “uy tín” và “uy quyền” sẵn có vẽ lên các chương trình từ thiện, hoạt động xã hội hào nhoáng để quyên những khoản tiền khổng lồ từ bạn đọc, tổ chức, doanh nghiệp. Nếu tính ra, chi phí tổ chức sự kiện, chi phí cho phóng viên “ăn ở” để tác nghiệp “từ thiện” đã ngốn hết ¾ tổng ngân sách quyên góp, phần còn lại mới đến được những người khốn khổ.
Phan Văn Đắc (ngồi giữa) được nhiều phóng viên báo Tuổi trẻ dè bĩu “cái thằng ‘Phan Được’ vừa được làm đĩ, vừa được bằng tiết hạnh khả phong
Phan Văn Đắc sinh năm 1978, gốc Tây Ninh, cuối năm 2002 chật vật xin được vào làm công nhân sửa lỗi “mo-rat” ở báo Tuổi trẻ (thời anh Lê Hoàng), chẳng có thành tích gì nổi bật, mãi đến giữa năm 2005 nhờ năn nỉ ỉ ôi mới được Phó TBT Vũ Văn Bình “điều động” qua Ban Công tác Xã hội của báo Tuổi trẻ. Thời điểm này anh Lê Hoàng đã bắt đầu gầy dựng được uy tín cho báo Tuổi Trẻ từ các chương trình từ thiện, công tác xã hội khá nổi tiếng mà qua đó Phan Đắc đã thuộc hết các bài, nhiều lần Phan Đắc còn tỏ ra nguy hiểm khi “hiến kế” để câu tiền từ các chương trình quyên góp nhưng bị Lê Hoàng gạt đi và Lê Hoàng không biết được sau lưng Phan Đắc bắt đầu tập tành “đâm chém” kiếm tiền doanh nghiệp. Mãi đến khi anh Lê Hoàng bị gạt khỏi nghề báo và Phạm Đức Hải “bỗng dưng trở thành TBT”, lúc này đường hoạn lộ của Phan Đắc mới bắt đầu hanh thông nhờ được TBT Đức Hải “phát hiện”  (ngưu tầm ngưu, mã tầm mã).

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Vụ tống tiền chấn động của Trần Xuân Toàn, Trưởng Ban Kinh tế báo Tuổi Trẻ

Chuyện báo Tuổi Trẻ thực hiện các phi vụ mờ ám tống tiền doanh nghiệp, “đánh” ông này, “đâm” ông kia, “đưa” ông này lên, “đạp” ông kia xuống thì độc giả đã rõ, trong bài viết kỳ này chúng tôi đề cập đến một sự kiện nóng hổi liên quan đến một phi vụ chấn động gần đây của báo Tuổi Trẻ khi nắm được “thóp” một lãnh đạo UBND Tỉnh để tống tiền với con số lên tới 6 tỷ đồng nhưng cuối cùng thì xôi hỏng bỏng không chỉ vì một cơn đột quỵ bất ngờ.

Trước hết cần làm rõ quan hệ “kết nghĩa chung chi” giữa Lê Ngọc Anh Minh (biệt danh Minh “Taro”), Chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ công ty CP Tứ Hải (Uni-Bros, một doanh nghiệp chuyên thực hiện các phi vụ chìm là “dắt mối kiếm lời” các doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt từ Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam với slogan rất sến là “Tứ hải giai huynh đệ”) với báo Tuổi Trẻ từ thời Đức Hải mới được đặt vào ghế Tổng biên tập. Là người “thiểu năng” về kinh tế, Đức Hải đã đặt trọn niềm tin vào Trần Xuân Toàn, Trưởng Ban kinh tế của báo Tuổi trẻ, vậy là Minh “Taro” và Trần Xuân Toàn đã gắn kết với nhau từ đó, tất nhiên, sau những phi vụ thành công không thể thiếu phần của TBT Phạm Đức Hải. Dù còn khá trẻ (sinh năm 1974) nhưng Xuân Toàn đã chứng tỏ bản lĩnh gian ngoan, xảo quệt của một “chuyên gia kinh tế” và được Minh “Taro” nể phục (!) nên đặt biệt danh là Toàn “giáo sư”. Mánh khóe kiếm tiền của Minh “Taro” và Toàn “giáo sư” chủ yếu đến từ các phi vụ tổ chức “event”, ăn chặn tiền từ các doanh nghiệp, các địa phương, và những “đối tác” nào vô phúc bị báo Tuổi Trẻ nắp được thóp thì xem như xong, chỉ còn biết ngậm bồ hòn làm ngọt. Một phần “hoa hồng” chảy vài túi Đức Hải, phần còn lại thì được Minh “Taro” và Toàn “giáo sư” cùng nhau chia chác, tất nhiên những khoản bất minh này chẳng thể ghi vào doanh số của báo Tuổi Trẻ. Chẳng thế mà Đức Hải thì cơm no bò cưỡi tung hoành ngang dọc còn tài khoản riêng của Toàn “Giáo sư” tại ngân hàng ACB ngày một “phồng” lên bất chấp đồng lương còm cõi của phóng viên kiêm thêm phần “phụ cấp trách nhiệm” của vị trí Trưởng ban Kinh tế báo Tuổi Trẻ.
“Giáo sư” Xuân Toàn (ngoài cùng bên phải) và Minh “Taro” (thứ 3 từ trái sang) trong một chuyến “công du” Nhật Bản (không nằm trong lịch công tác của báo Tuổi Trẻ)

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

Báo Tuổi Trẻ và “Anh Tư” làm nhục Quốc thể!

Ngược dòng thời gian, quay trở lại thời điểm tháng 5/2009, lúc này Phạm Đức Hải vừa “bỗng nhiên trở thành Tổng Biên tập” báo Tuổi Trẻ theo sự chỉ đạo (ngầm) của đồng chí Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang. Ngày 11/5/2009, báo Tuổi Trẻ “bỗng nhiên” xuất hiện bài viết nấp dưới danh nghĩa “độc giả của Tuổi Trẻ hơn 20 năm qua”(?!) giật một tít rất kêu “Chuyện không bình thường” (đăng trên trang 7 của báo ngày và hiện vẫn còn tồn tại trên báo Tuổi trẻ online) với nội dung vu khống trắng trợn ngài Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam Michael W. Michalak.

Để tạo “dấu ấn” cho ngài Thường trực Ban Bí thư, Phạm Đức Hải đã nhập vai “anh Tư” để sáng tạo ra bài báo vu khống đầy dụng ý. Khiến người đọc có cảm giác ngài Đại sứ Michael W. Michalak là một kẻ xấu xa đang làm điều gì đó có hại cho đất nước Việt nam dù chẳng có bằng chứng xác thực nào, nhưng qua đó anh Tư ngầm “khuyến khích” bất cứ người dân nào cũng có thể dùng bạo lực đối với ngài Đại sứ khi ông ra khỏi phạm vi Sứ quán (nhằm mục đích gây rối an ninh, qua đó để đổ thừa, gây rối rắm cho Chính phủ?!).
Báo báo của “anh Tư” vu khống trắng trợn ngài Đại sứ
Bài viết nôn nóng ghi điểm của Phạm Đức Hải với ngài Thường trực Ban Bí thư Trương Tấn Sang đã gây ra một làn sóng dư luận bất mãn với Chính phủ Việt Nam, dư luận (RFA, BBC, Facebook,…) còn cho rằng do “an ninh văn hóa chấp bút” để “ép” đăng trên báo Tuổi Trẻ.

Bức xúc đến nỗi ngài Đại sứ phải gửi thư riêng cho Phạm Đức Hải và hàng loạt quan chức cấp cao Việt Nam như Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm, Bộ trưởng Bộ TTTT Lê Doãn Hợp, Bộ trưởng Bộ Công an Lê Hồng Anh và cả Phó Tổng cục trưởng Tổng cục an ninh Huỳnh Hữu Chiến. Thế mà Phạm Đức Hải và báo Tuổi Trẻ vẫn nhắm mắt bịt tai làm ngơ, lúc đó do được sự bao che của ngài Thường trực Ban bí thư Trương Tấn Sang nên chẳng ai làm gì được. 
 
Thư của ngài Đại sứ Michael W. Michalak phản đối báo Tuổi Trẻ
Ngài Đại sứ đành phải đăng đàn, trả lời phỏng vấn nhiều báo đài để giải tỏa bức xúc và để dư luận thấy rõ bản chất sự việc. Báo BBC mở diễn đàn để giải tỏa cho ngài Đại sứ Mỹ, đài RFA đã làm cả một thiên phóng sự về vụ việc, trong đó, qua xác minh Ban Công tác bạn đọc, được biết bài báo trên hoàn toàn không qua bước thẩm định của ban này như “quy trình” mà trực tiếp đăng tải theo chỉ đạo của TBT Phạm Đức Hải. Phóng viên RFA cũng gọi điện trực tiếp thì Hải ậm ờ cho qua chuyện: “Dạ, tôi... tôi... tôi không biết anh ạ! Có gì anh... anh... anh... anh... anh... anh... anh... anh gọi lại nghe. Anh gọi lại sau nghe”, “Dạ không ạ! Không ạ! Anh... Anh... Anh... Có gì anh cứ tới báo với tôi nghe! Anh tới báo nói chuyện với tôi... nghe! Dạ vâng..”. 
Nghe phóng sự của RFA về vụ việc
Thấy chưa yên tâm, ngài Đại sứ Mỹ còn cho lập ra một blog lấy đúng kiểu đặt tên vu khống của báo tuổi trẻ để lên tiếng kêu oan là “Một bài báo không bình thường” để trình bày minh bạch sự việc.

Hiện nay bài báo của “Anh Tư” vẫn còn tồn tại trên phiên bản online của báo Tuổi Trẻ, ngông nghênh thách thức dư luận trong và ngoài nước bấy lâu.
Nguyên văn bài báo ký tên “anh Tư” trên phiên bản Tuổi trẻ online
Ngài Đại sứ từng tâm sự với giới nhà báo khi kết thúc nhiệm kỳ tại Việt Nam: “Báo Tuổi trẻ và TBT Phạm Đức Hải đã làm nhục quốc thể Việt Nam!”, đánh giá này của ngài Đại sứ quả không sai chút nào. 

Ngay cả cơ quan đại diện cho Chính phủ Mỹ mà báo Tuổi Trẻ còn dám vu khống trắng trợn thì không lạ gì báo Tuổi Trẻ dưới thời Đức Hải, hằng hà sa số những doanh nghiệp, cá nhân, thậm chí là rất nhiều chính trị gia đều đã trở thành nạn nhân của tờ báo này để phục vụ cho mưu đồ của ai đó. Chính phủ Mỹ còn không làm gì được Phạm Đức Hải thì đừng nói đến người dân thấp cổ bé họng, ngay cả chính quyền Việt Nam cũng đừng hòng đụng đến mắt cá chân của báo tuổi trẻ và TBT Phạm Đức Hải nếu “Anh Tư” còn tại vị!

Người Trong Cuộc

Thứ Năm, 13 tháng 3, 2014

Vụ đâm thuê chém mướn của báo Tuổi Trẻ tại Nghệ An

Hai chục năm đâm thuê chém mướn bằng ngòi bút, tung hoành trên đất Nghệ, nhưng phải nói là từ lúc về với báo tuổi trẻ (2002), và đặc biệt là từ khi Phạm Đức Hải về làm TBT và cất nhắc Vũ Xuân Toàn lên “chức” Trưởng văn phòng báo Tuổi Trẻ tại Nghệ An thì Toàn mới thực sự phất lên nhanh chóng, như sói gặp được bầy, như “hạt giống” được “gieo vào đất tốt”, Vũ Toàn phát huy tác dụng, đã sáng tác ra không biết bao nhiêu là bài báo tưởng tượng, đã tham gia vào rất nhiều phi vụ đâm thuê chém mướn, đánh “ông” này, “đâm chọt” ông kia, “đưa” ông này lên, “hạ” ông kia xuống (chúng tôi sẽ kể từ từ sau). Toàn đã “kiếm được” rất nhiều tiền bằng những phương pháp ti tiện (theo đúng kiểu của báo Tuổi trẻ) chứ không phải bằng “đồng lương” như báo Tuổi trẻ thường đặt dấu hỏi cho các quan chức (như vụ ông Truyền chẳng hạn). Nhờ đó, Vũ Toàn đã được hưởng thụ một cuộc sống trưởng giả với nhà lầu, xe hơi hạng sang, tiền bạc lúc nào cũng đầy túi, điều mà một nhà báo chân chính cả đời cũng không thể có được với vài đồng nhuận bút, nhất là lại tác nghiệp nghề báo ở vùng đất xứ Nghệ.

Người dân Nghệ An, đặc biệt là giới văn nghệ sĩ và kể cả quan chức đều biết đến những thành tích bất hảo của Vũ Toàn, những kẻ nào mà bị Toàn nắm được “thóp” thì coi như xong, hoặc là tự tìm cách giải nghệ, về vườn, hoặc nộp một khoản “án phí” cho Toàn và tham gia vào đội quân ô hợp của Toàn, thực hiện phương châm “hai bên cùng có lợi” để lợi dụng lẫn nhau trong trận thế “Quyền - Tiền”. Ông Phó GĐ Sở GD-ĐT Nghệ An Thái Huy Vinh (sinh năm 1958) là một trong những trường hợp đó.
Chân dung Thái Huy Vinh, Phó GĐ Sở GD-ĐT Nghệ An

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

Vụ đạo thơ của Trưởng văn phòng báo Tuổi trẻ

Ít ai biết Vũ Xuân Toàn (bút danh Vũ Toàn), Trưởng văn phòng báo Tuổi trẻ tại Nghệ An (kiêm phóng viên báo Lao động Nghệ An) lại là một nhà thơ khá “nổi tiếng”, có tên trong danh sách hội nhà văn Việt Nam. Năm 2010-2011 đã xảy ra một sự kiện bi hài gây xôn xao giới văn nghệ sĩ cả nước mà “nhà thơ” kiêm trưởng văn phòng báo Tuổi Trẻ Vũ Toàn là nhân vật trung tâm.
Vũ Toàn là kẻ "đạo" thơ
Ẵm luôn giải thưởng, ngỡ mơ được vàng
Xưa nay miệng rộng huyênh hoang
Cho nên hắn dám đớp ngang con lừa

(nhà thơ Nhật Minh)
Việc xảy ra vào dịp tiết Nguyên Tiêu năm 2010, khi công bố tôn vinh “50 câu thơ Việt hay nhất mọi thời đại” trong Ngày Thơ Việt Nam tại Văn Miếu – Hà nội và sau đó in lại trên báo Văn Nghệ, có một câu thơ đã bị Ban tổ chức và cả báo Văn Nghệ “ghi nhầm” tên tác giả Lê Thái Sơn thành Vũ Toàn. Khi nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo liên hệ kiểm chứng thì Vũ Toàn trơ trẽn trả lời: “Hình như em cũng có làm 2 câu thơ đó, có in báo đâu đó!”, câu trả lời của Vũ Toàn khiến nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo “bỗng nghi ngờ cả chính mình”, phải cất công tìm hiểu và phanh phui vụ án “đạo thơ” gây chấn động.
Một trong 50 câu thơ hay nhất được Trưởng văn phòng báo Tuổi trẻ vô liêm sỉ nhận vơ là của mình, thực tế của tác giả Lê Thái Sơn

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

Vụ tống tiền ngành giáo dục của báo Tuổi Trẻ

Sự tha hóa trong nghề báo vốn là những điều rất không mới, việc lợi dụng chức danh, nhiệm vụ của nghiệp vụ phóng viên, được quyền tiếp cận với những nguồn tin không chính thức càng là miếng mồi ngon để cho các phóng viên “đen” có cơ hội kiếm tiền, bỏ túi riêng… tại báo Tuổi Trẻ việc tống tiền doanh nghiệp, thậm chí là tống tiền chính quyền (chính trị gia) thì lại càng là chuyện “hết sức bình thường” một khi các nạn nhân đã bị họ “nắm thóp”. Kỳ này chúng tôi muốn nói đến sự thật đằng sau loạt bài “Học sinh không biết chữ vẫn lên lớp 4” do Vũ Xuân Toàn (bút danh Vũ Toàn), Trưởng văn phòng Nghệ An làm “đạo diễn”.
Vũ Xuân Toàn sinh năm 1955, xuất thân từ Báo Nông nghiệp Việt Nam, chi nhánh Nghệ An, năm 2002 đầu quân cho báo Tuổi Trẻ, rồi trở thành đại diện văn phòng tờ báo này ở Nghệ An
Bạn đọc dễ dàng kiểm chứng thông tin, ngày 10/2/2014, báo Tuổi Trẻ giật tít rất “kêu”: “Không biết chữ vẫn lên lớp 4”, liên tiếp 2 ngày 17/2-18/2, báo tuổi trẻ tiếp tục giật tít rung rinh ngành giáo dục xứ Nghệ: “Kiểm điểm vụ để HS không biết chữ vẫn lên lớp 4” với nội dung gần giống nhau về việc ông Thái Huy Vinh, phó GĐ Sở GD-ĐT Nghệ An cho biết sở đã có quyết định kiểm điểm lãnh đạo, giáo viên Trường tiểu học Thanh Văn. Dân tình hoang mang, chính quyền và ngành giáo dục Nghệ an hoảng loạn phải “cầu cứu” các nơi, và sự thật là ngày 27/2/2014, báo Nghệ An, báo Người Lao Động đã đi loạt bài cải chính “Sự thật về học sinh ‘Không biết chữ vẫn lên lớp 4’” với cả video clip minh họa sự thật là em Nguyễn Thị Lê (Trường Tiểu học Thanh Văn, Thanh Chương, Nghệ An) có khả năng đọc, viết bình thường, đồng thời lên án "một số phương tiện truyền thông" (không dám nói thẳng tên báo tuổi trẻ, sợ trả thù chăng?) đưa tin tiêu cực không chính xác sẽ khiến nhiều người hoang mang, tác động xấu đến xã hội. Sự thật đằng sau câu chuyện này là gì?

Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

Vụ quấy rối tình dục tại văn phòng báo Tuổi Trẻ - Tiền Giang

Tăng Hữu Phong cùng bộ sậu báo Tuổi Trẻ đang tìm mọi cách bưng bít chuyện đang xảy ra ở Văn phòng Tuổi trẻ Sông Tiền (744C Lý Thường Kiệt, Mỹ Tho, Tiền Giang) có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến tờ báo đang trong thời kỳ mạt vận và “khủng hoảng niềm tin” này.
Chân dung “dzê cụ” Nguyễn Hoài Phong (tự “Vân Trường”)
Trước hết phải kể đôi nét về Trưởng Văn phòng Sông Tiền Nguyễn Hoài Phong, nguyên là Phóng viên Đài Phát thanh Truyền hình Tiền Giang, năm 2004 bị bảo vệ bắt quả tang khi Phong lén đặt camera trong nhà vệ sinh nữ, ngày ấy dư luận không được như bây giờ, vì lý do “bảo vệ uy tín cơ quan” nên Nguyễn Hoài Phong chỉ bị kỷ luật “nội bộ” và “tự giác” nộp đơn thôi việc. Tháng 9/2004, nhờ không bị ghi thành tích bất hảo vào lý lịch nên Nguyễn Hoài Phong được anh Lê Hoàng nhận về báo Tuổi Trẻ, trở thành phóng viên thường trú Văn phòng Cần Thơ. Năm 2008, Nguyễn Hoài Phong được “lọt mắt xanh” vị tân Phó Tổng biên tập Tăng Hữu Phong khi dẫn Phong “lợn” thưởng thức những em gái miệt vườn xứ “gạo trắng nước trong”, cũng nhờ thế, Nguyễn Hoài Phong đã được “đàn anh” đưa về Tiền Giang làm phóng viên thường trú rồi yên vị ghế Trưởng Văn phòng Sông Tiền ngay sau đó.

Thứ Sáu, 7 tháng 3, 2014

Tổng thư ký Lê Xuân Trung và vợ đã làm gì ở báo Tuổi Trẻ?

Trong vô số các vụ bê bối từ tập thể lãnh đạo đến các phóng viên của báo Tuổi Trẻ, bỏ qua các vụ việc mà giới nhà báo “đen” xem là bình thường như các việc “xin đểu”, không xin được thì dùng truyền thông đâm chọt nhằm hạ uy tín, gây điêu đứng doanh nghiệp. Chúng tôi muốn nhắc đến vài sự việc bê bối chưa từng được tiết lộ của tờ báo vốn nổi tiếng và nhiều tai tiếng này.
Kỳ 1: Tổng thư ký Lê Xuân Trung và vợ đã làm gì ở báo Tuổi Trẻ?

Hàng loạt câu chuyện nhơ bẩn của báo Tuổi Trẻ bị phanh phui trong một đơn tố cáo của phóng viên Đặng Trung Cường, Ban Thanh Niên của chính tờ báo này, mà mọi chuyện đều “vây” xung quanh Lê Xuân Trung, Tổng thư ký tòa soạn.
Đặng Trung Cường, Phóng viên Ban Thanh niên, báo Tuổi Trẻ, người đã dũng cảm tố cáo những mảng tối của báo Tuổi Trẻ

Thứ Năm, 6 tháng 3, 2014

Không thể im lặng: Báo Tuổi Trẻ là của ai?

Phải kể đến giai đoạn ông Trương Tấn Sang làm mưa làm gió ở TP HCM trong những năm 1996 đến khi vụ trùm xã hội đen Năm Cam (Trương Văn Cam) bị đổ bể, bị phơi bày ra ánh sáng. Trong quá trình điều tra, cơ quan chức năng đã xác định Bí thư Thành ủy Trương Tấn Sang khi ấy có hành vi nhận hối lộ, bao che cho Năm Cam và đồng bọn, báo cáo đã được gửi về Trung ương Đảng và Bộ Chính trị, thế nên mới có chuyện năm 2000 ông bị rút về làm Trưởng ban kinh tế TW sau đó (khi chuyên án Năm Cam kết thúc). Với quyết định kỷ luật về vụ Năm Cam, đúng ra thì sự nghiệp chính trị của Trương Tấn Sang đã kết thúc, nhưng nhờ núi tiền của Tân Tạo, và nhờ Tâm (Yến) Tân Tạo có quan hệ ân tình với Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu nên Trương Tấn Sang tiếp tục vững vàng ở ngôi vị Thường trực Ban Bí thư, tiếp đó là đỉnh cao danh vọng với ngai vị Chủ tịch nước.

Thời Trương Tấn Sang ngoài sáng, Năm Cam trong tối hoành hành bá đạo trên đất Sài thành, báo Tuổi Trẻ khi ấy đang nổi như cồn sau khi liên thủ cùng Năm Cam tiêu diệt Ba Tung trong vụ Đường Sơn Quán giữa thập niên 80, trong đó phải kể đến vai trò của các phóng viên Huy Đức, Hoàng Linh. Với “uy tín” này, báo Tuổi Trẻ đã trở thành sự lựa chọn truyền thông không thể thiếu của 2 thế lực “quyền-tiền” Trương Tấn Sang - Năm Cam. Cũng chính Huy Đức và Hoàng Linh đã được cử trực tiếp tham gia nhiều phi vụ “đen” cho liên minh ma quỷ này. Một mặt theo đóm ăn tàn, một mặt Huy Đức, Hoàng Linh âm thầm thu thập tài liệu, chứng cứ làm “bùa hộ mạng”.
Hai “đồng chí” họ Trương: Trương Tấn Sang – Trương Văn Cam

Thứ Tư, 5 tháng 3, 2014

Không ai lại “bình bầu” để bổ nhiệm Tổng Biên tập báo Tuổi Trẻ mà chỉ có 1 ứng viên Phạm Đức Hải!

Theo thông báo nội bộ của văn phòng báo Tuổi Trẻ, ngày mai (6/3/2014) sẽ tiến hành họp hội nghị công nhân viên chức kèm theo đó là bỏ phiếu bổ nhiệm về việc Tổng Biên tập. Điều đáng ngạc nhiên, theo đúng lịch trình thì phải đến cuối năm 2014 mới tiến hành bỏ phiếu tái nhiệm hoặc bổ nhiệm lãnh đạo cấp cao của tờ báo “nổi tiếng và tai tiếng” này. Đáng ngạc nhiên hơn, việc bầu Tổng Biên tập chỉ có duy nhất một ứng viên hiện đang nắm chức Tổng biên tập là ông Phạm Đức Hải. Sự thật phía sau màn “trình diễn” này là gì?
Phạm Đức Hải đang toan tính những gì phía sau sự bóng bẩy, trí thức?
Ngược thời gian hơn 5 năm về trước, cuối năm 2008, sau khi hàng loạt phóng viên Tuổi Trẻ, Thanh Niên bị nhúng chàm vì vụ án PMU18, Tổng Biên tập khi ấy là anh Lê Hoàng đã phải chịu trách nhiệm và bị Thành đoàn TpHCM phế truất khỏi chức Tổng Biên tập, dù trước đó Lê Hoàng đã có hàng loạt các phát kiến để đưa báo Tuổi Trẻ từ con số “0” trở thành một tờ báo có lượng phát hành hàng đầu tại Việt Nam (xấp xỉ 500,000 bản/ngày, hiện nay chỉ còn hơn 300.000 bản/ngày), có thể kể qua vài chiến dịch truyền thông mang dấu ấn Lê Hoàng như: “Nhật ký Đặng Thùy Trâm”, “Mãi mãi tuổi hai mươi”, “Ký tên vì công lý” và “Góp tay xoa dịu nỗi đau da cam”, “Hãy chào cờ vào sáng thứ hai”, “Ước mơ của Thúy”, loạt bài điều điều tra về điện kế điện tử, … và cũng chính anh Lê Hoàng là người cho ra đời Nhà in Tuổi trẻ, Cao ốc Tuổi Trẻ và đặc biệt là Tuổi Trẻ Online, đưa báo Tuổi Trẻ lên một tầm cao mới. Thế nhưng, anh vẫn buộc phải ra đi, bàn giao quyền điều hành tờ báo cho cấp phó.

Thứ Ba, 4 tháng 3, 2014

Tăng Hữu Phong là ai mà “to gan” đến vậy?

Trước hết hãy xem đánh giá của ngay chính các lãnh đạo BBT báo Tuổi trẻ về Tăng Hữu Phong: “Kém tài, chỉ giỏi các hoạt động hô khẩu hiệu, xếp hàng, nghiêm, nghỉ, tuýt còi”.
Tăng Hữu Phong, được giới phóng viên “ưu ái” đặt biệt danh Phong “lợn”
Vâng, có lẽ nhận xét của chính những người trong cuộc này khó mà sai được, Tăng Hữu Phong là cái tên được giới sinh viên nhắc đến từ các chiến dịch mùa hè xanh của sinh viên Thành phố từ chục năm về trước. Với vai trò Chủ tịch Hội Sinh viên Thành phố, nhờ “thành tích” này Phong đã leo lên Phó Bí thư Thành Đoàn năm 2007, rồi sau một đợt thanh trừng ở báo Tuổi Trẻ, năm 2008, Phong đã được đưa về ngồi chễm chệ ở ghế Phó Tổng biên tập dù chưa hề tác nghiệp báo chí ngày nào. Việc Phong “lợn” là một trong 2 cán bộ Thành đoàn về ban biên tập đã dấy lên một hồi phong ba tại tòa soạn, bất chấp sự phản đối của tập thể phóng viên, hàng loạt đơn kiến nghị, ý kiến phát biểu tại các cuộc họp yêu cầu BBT, Đảng Ủy phải có ý kiến với Thành Đoàn nhưng tất cả đều vô hiệu.

Thứ Hai, 3 tháng 3, 2014

Lãnh đạo nào của báo Tuổi Trẻ chỉ đạo đăng clip Dương Chí Dũng khai trước tòa?

Trưa ngày 7/1/2013, khi đang chuẩn bị giấy bút cho phiên xử buổi chiều vụ trọng án Dương Tự Trọng và các đồng phạm phạm tội tổ chức cho người khác trốn đi nước ngoài, cô phóng viên “Tâm Lụa” (tức Nguyễn Thị Lụa, Phóng viên Ban Chính trị Xã hội, Báo Tuổi Trẻ, còn một bút danh khác là “An Nhiên”) nhận được cuộc điện thoại chỉ đạo trực tiếp từ Tăng Hữu Phong (Phó Tổng biên tập báo Tuổi Trẻ, đặc trách Tuổi Trẻ Online): “Em kiểm tra lại máy quay, máy ghi âm, tập trung quay, ghi âm toàn bộ diễn biến phiên tòa chiều nay, xong gửi cho anh, nhớ gởi trực tiếp cho anh!”.
Các phóng viên tác nghiệp thông qua màn hình vô tuyến

Thứ Bảy, 1 tháng 3, 2014

Trung tướng Trương Hòa Bình, Thiếu tướng Nguyễn Hòa Bình và đám tang Thượng tướng Phạm Quý Ngọ

Tôi là một cán bộ ngành nội chính ở Hà Nội, hơn 20 năm trong ngành công an, nay đã chuyển ngành. Hôm nay xin mạo muội gửi đến các đồng chí trong Bộ Chính trị, Ban Bí thư và bạn bè, thân hữu, những người quan tâm về một số điều mà dư luận đang xôn xao, bàn tán liên quan đến đám tang thượng tướng Phạm Quý Ngọ.
Thượng tướng Phạm Quý Ngọ
Đám tang thượng tướng Phạm Quý Ngọ đã diễn ra được vài ngày, nhưng dư âm của nó vẫn đang tác động đến mọi giai tầng của xã hội. Đi đâu mọi người cũng bàn tán, bình luận về đám tang thượng tướng Ngọ. Từ người xe ôm, cậu sinh viên ở quán trà đá ven đường đến công chức, nhân viên văn phòng trong quán bia hơi và cả doanh nghiệp, quan chức ở các nhà hàng đều bình luận, mổ xẻ, phân tích về đám tang thượng tướng Phạm Quý Ngọ. Gần như tất cả đều đánh giá Bộ Công an đã tổ chức lễ tang trang trọng, trang nghiêm và đầy đủ tình cảm, tình nghĩa của đồng chí, đồng đội. Các đồng chí lãnh đạo Bộ Công an và công an ở bộ, địa phương đều đến viếng và dự lễ truy điệu. Nhiều đồng chí lãnh đạo Bộ Công an về dự lễ an táng tại Thái Bình. Gặp, trò truyện với nhiều đồng chí công an lão thành, các đồng chí đều khẳng định, lực lượng công an là như thế, trong công việc dù có bất đồng, thậm chí đập bàn với nhau do khác biệt quan điểm giải quyết công việc, nhưng khi có đồng chí hy sinh, từ trần, dù là hạ sỹ hay cấp tướng thì mọi người đều đến viếng, chia buồn theo đúng nghi lễ, đó là tình cảm đồng đội, đồng chí, chia sẻ với nhau khi hoạn nạn, khó khăn.
Đoàn Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ Công an do Đại tướng Trần Đại Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an làm Trưởng đoàn viếng Thượng tướng Phạm Quý Ngọ