Thứ Sáu, 21 tháng 2, 2014

Những điều cần làm rõ về Trương Tấn Sang (phần 2)

Có người nói Trương Tấn Sang chỉ ở căn nhà bé nhỏ khiêm tốn ở 1 phố nhỏ của Quận I nên rất liêm khiết. Có phải vậy không ? 

Xin trích 1 đoạn của nhà báo Nguyễn Dân :

Tháng 1/2000 Trương Tấn Sang làm Trưởng ban kinh tế của TW. Năm 2006 làm Thường trực Ban bí thư. Có 2 việc cần bổ sung : Đó là đỡ đầu cho Đặng Thị Hoàng YếnĐặng Thành Tâm. Mọi người đều nhớ khi vụ án ABB khởi tố, Yến và Tâm bị cấm xuất cảnh để điều tra và do có can thiệp nên Yến và Tâm được thoát nạn. Đến khi được xoá lệnh cấm xuất cảnh, dù là một doanh nghiệp tự do nhưng Yến xuất cảnh bằng hộ chiếu công vụ. Chính 4 Sang đã can thiệp để có tấm hộ chiếu này. Lúc đi Yến nghèo xác xơ, vậy mà sau 5 năm trở về Yến có hàng trăm triệu USD, Yến được quan thầy Mỹ gởi gấm cho 4 Sang nên 4 Sang vừa bồ bịch với Yến, vừa được Yến cung phụng tiền nong. Tư Sang đỡ đầu cho Yến có khu công nghiệp ở Bình Chánh, có khu công nghiệp ở Đức Hoà, có kênh truyền hình riêng, có Trường Đại học.. và kệch cởm hơn, 4 Sang bày kế cho Yến gấp rút ly dị chồng (vì là quốc tịch Mỹ) để đưa yến vào đại biểu quốc hội, cả 2 chị em Yến và Đặng Thành Tâm. Vụ Yến bị bãi nhiệm đưa ra khỏi quốc hội là sản phẩm của Trương Tấn Sang.
 
Trương Tấn Sang trong một chuyến thăm chị em Đặng Thị Hoàng Yến
Vậy  thì Trương Tấn Sang có liêm khiết không ? ăn của Yến bao nhiêu tỉ mà dự án nào, chổ nào Yến khai trương cũng đều có mặt. Yến về đầu tư khu công nghiệp Tân Đức ở Đức Hoà của Trương Tấn Sang, khai trương có Tư Sang cắt băng, không làm nổi khu công nghiệp phải xây villa để bán và xin chuyển thành trường Đại học quốc tế Tân Đức. Trường mới được Chính phủ đồng ý chủ trương chưa có giấy phép hoạt động nhưng vẫn khai trương linh đình và Trương Tấn Sang về dự cắt băng. Trường Đại học này về sau bị cắt mất 2 chữ quốc tế và chỉ có 70 sinh viên (?).Đặng Thị Hoàng Yến từng nói nuôi anh Tư ở mức cả 100 tỉ chứ không ở hàng chục tỉ. Mới đây Đặng Thành Tâm rút 600 tỉ để lo cho anh Tư. Trương Tấn Sang còn đỡ đầu cho Hùng ken, Thắng mượt và Thảo béo (Thuận Thảo- Phú Yên) …và ăn đủ cách. Vậy thì làm sao mà Trương Tấn Sang liêm khiết được. Nhưng có lẽ thấy sự sa đoạ còn nặng nề hơn khi một người lãnh đạo cao cấp, lúc còn làm Phó bí thư Thành uỷ TP. Hồ Chí Minh đã không học mà thi và đi thi lại coppy bị bắt. Xin trích 1 đoạn về bài viết của Đặng Cứu Quốc trong bài “ Trương Tấn Sang bất tài thất đức”:

Những năm đầu thập niên 90 thế kỷ 20, kể từ khi Khoa luật của Trường Đại học tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM) chưa tách ra thành Trường Đại học Luật TP.HCM như hiện nay (2012), ông Trường Tấn Sang, bấy giờ, với chức vụ là Phó bí thư Thành uỷ TP.HCM ghi danh học lớp Luật tại chức tại Khoa Luật trường này, với đặc điểm là ông rất thường xuyên bỏ học. Vào ngày thi tốt nghiệp, ông Sang đã lật tài liệu, vi phạm qui chế thi cử và Cô giáo Ẩn là giảng viên của Trường Đại học Tổng hợp TP.HCM và cùng là giám thị phòng thi hôm đó đã lập biên bản, xử lý.

Khi còn đi học tại chức, chưa đến ngày thi thì hôm nào có đi học, ông Sang cũng đem theo 1 ông đệ tử để sai việc, người đệ tử này cũng đóng vai là học viên theo học luật cùng lớp Luật với ông Sang. Vào ngày thi, chẳng biết ông Sang đã chuẩn bị từ trước như thế nào mà cái anh đệ tử đó cũng cùng đi thi chung phòng và ngồi phía sau lưng ông Sang, và rồi chính cái anh đệ tử này là người chuẩn bị tài liệu và trình tài liệu ra cho ông Sang coppy, “quai cop” ngay trong buổi thi. Sau khi bị cô giáo Ân bắt quả tang và lập biênbản, bắt ông Sang ký tên vào biên bản vi phạm qui chế thi, ông đệ tử đó liền khều khều vào lưng cô giáo Ẩn mà nói nhỏ rằng : “Cô giáo Ẩn à, cô tha cho ông ấy đi. Cô làm ngơ cho ông ấy việc này, cứ để cho ổng tiếp tục “thi” đi ? Ông ta là ông Trương Tấn Sang – Phó bí thư Thành uỷ TP. Hồ Chí Minh đó, cô không biết sao ?!”

Cô giáo Ẩn đã trả lời bằng một câu nổi tiếng, trước hội đồng thi, trước mặt bao Luật sư tương lai rằng : “Tôi chẳng cần biết ông ta là Trương Tấn Sang hay Trương Tấn Hèn gì cả ! Tôi chỉ biết là hôm nay ông ta vi phạm nội qui phòng thi nên tôi bắt ! Đây là chỗ thi cử thì phải công bằng, nghiêm minh, hơn nữa đây là môn Luật, nếu muốn trở thành một Luật sư nhằm bảo vệ cho mọi người và khuyên bảo mọi người biết tôn trọng kỷ cương phép nước, thì trước hết, những người này hôm nay phải biết làm gương, phải biết tôn trọng pháp luật, phải biết tôn trọng qui chế thi cử trước đã !…”.

Trước những chứng cứ rành rành, trước mặt bao thí sinh dự thi và trước những lời lẽ đanh thép của cô giáo Ân, không còn cách nào khác, ông Sang đành phải ký tên vào biên bản, bị thu hồi bài thi và bị buộc rời khỏi phòng thi nếu như không nói là “bị đuổi khỏi phòng thi” trước giờ nộp bài. Thế mà, trước kỳ thi công bố kết quả, cô giáo Ân bị chuyển công tác, bị đổi đi đến một nơi nào đó mà từ đó cho đến nay, không ai biết cô Ân đã bị chuyển đi đâu và sống chết ra sao ? Trong khi đó thì kết quả kỳ thi năm đó, ông Trương Tấn Sang vẫn có tên trong danh sách thi đậu cử nhân Luật (“?”), và sau đó ông Sang vẫn ngang nhiên nhận bằng Cử nhân Luật.

Một lần ở Moscow tôi nghe một nhà ngoại giao nói rằng về sau cô giáo Ẩn bị đưa lên trường ở khu kinh tế mới và bị giết chết trên đó, cô vẫn hiện hồn về kêu oan.

Xin miễn bình, mọi người chắc đã thấy rõ đạo đức Trương Tấn Sang bị suy đồi như thế nào.

Lê Kim Cương

Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Email Facebook Pinterest StumbleUpon Delicious Reddit Digg Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét