Thứ Bảy, 22 tháng 2, 2014

Trương Tấn Sang: 'Điểm sụp đổ của Đảng Cộng sản Việt Nam' (phần 3)

Khuôn mặt sáp Trương Tấn Sang
Phục tùng trước tiền vàng và chức vụ Trung Quốc ban cho, vì cái ghế để mặc cho đất nước dân tộc suy vong

Trong những lần gặp gỡ riêng với Hồ Cẩm Đào, 4Sang đã tự tuyên bố “biển Đông là của chung, chúng ta cùng khai thác, có các đ/c cũng như có chúng tôi ở đó”. Chính vì muốn dựa vào Trung Quốc nên 4Sang đã thoả hiệp và vì thoả hiệp nên phải im lặng để Trung Quốc tung hoành trên biển Đông và thậm chí 4Sang còn nhiều lần ra tay ngăn chặn các hoạt động bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam.

Trong những lần đi đêm với Trung Quốc, 4Sang đã thoả thuận 08 vấn đề chính, theo đó nếu được đưa lên làm Thủ tướng hay Tổng bí thư, 4Sang sẽ tác động để Việt Nam sẽ nhượng thêm 1 số đảo và đất cho Trung Quốc, chính thức đồng ý để Trung Quốc lập các đơn vị hành chính trên các vùng đất chiếm được,... Đổi lại Trung Quốc phải cung cấp tiền bạc, bảo vệ 4Sang và nhóm lợi ích của mình.
4Sang thường hay phát biểu: “có kẻ cõng rắn cắn gà nhà”, “thọc gậy bánh xe”, các câu này từ cửa miệng Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ắt hẳn ông đã thấy mới nói. Vậy đó kẻ là ai? Bản thân là Chủ tịch nước, là người thống lĩnh quân đội đã nhìn thấy kẻ “cõng rắn cắn gà nhà”, kẻ “thọc gậy bánh xe” mà để yên vậy sao? Là Chủ tịch nước thấy mà không xử, nói mà không làm, thì thật đáng “hổ thẹn với tiền nhân”, với non sông đất nước và không xứng đáng với vị trí Chủ tịch nước.

Vậy kẻ “cõng rắn cắn gà nhà”, “thọc gậy bánh xe” là ai mà 4Sang không thể làm gì? Không ai khác đó chính là Trương Tấn Sang, đang giữ chức Chủ tịch nước, một người đã nhiều lần một mình đi thăm Trung quốc, một mình tiếp sứ giả Trung Quốc và rất được Trung Quốc sủng ái. Trung Quốc cố ép để đưa Trương Tấn Sang vào chiếc ghế Tổng bí thư hoặc Thủ tướng, nên Trương Tấn Sang dựa vào đây để khi xuống các Bộ vẫn nói: “Nếu ở cương vị đó (Tổng bí thư hoặc Thủ tướng) tôi sẽ làm tốt hơn. Tư Sang mê và nhắm đến chức Thủ tướng từ 15 năm trước nên đã từng bám gót, theo dõi và tung đòn đánh Thủ tướng Phan Văn Khải suốt thời kỳ ông này tại vị. Nay đến Nguyễn Tấn Dũng cũng y bài cũ. Nguyễn Tấn Dũng quyết liệt hơn, ở thời kỳ kinh tế khó khăn hơn, nên dễ có nhiều điều để xuyên tạc, Tư Sang là người có nhiều tham vọng điên cuồng quá mức.
 
Tư Sang là con người mỵ dân, nói giỏi làm dở, mà chưa làm gì được gì cho đất nước!

Giờ đây, không ai khác là Trương Tấn Sang, anh ta đã vâng lệnh nhà cầm quyền Trung Quốc để chỉ đạo tay chân lập blog Quan làm báo để đánh Thủ tướng, đánh Chính phủ nhằm phá nát nội bộ. Trên mạng thì nói xấu đủ điều với văn phong của thằng ăn cướp, trên thực tế trong các cuộc tiếp xúc cử tri ở TP.Hồ Chí Minh Trương Tấn Sang lớn tiếng khẳng định sẽ phải xử lý người đứng đầu, phải lấy phiếu tín nhiệm,… tất cả đều nhằm vào Chính phủ, vào Thủ tướng đến mức một vị cựu lãnh đạo phải thốt lên “Trương Tấn Sang nã pháo cối vào Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng”. Quá mãi mê ra đòn, 4 Sang quên rằng ông Dũng là Uỷ viên Bộ chính trị, là Thủ tướng do Đảng và do quốc hội (do dân) bầu lên. Cớ gì ông vạch áo cho người xem lưng, cớ gì ông nã pháo vào Thủ tướng, phải chăng ông đã nả vào Đảng, nã vào dân. Phải chăng ông cũng cay cú về việc Quốc hội thông qua luật biển Đông làm phật lòng Trung Quốc nên phải nói cho vừa lòng Trung Quốc, mà quên cả tập thể Bộ chính trị. Trong lúc đất nước phải lèo lái qua cơn bão khủng hoảng kinh tế cực kỳ khó khăn, ông Sang không đoàn kết để tạo sức mạnh, lại nã pháo vào chính phủ để làm gì, nếu không phải để đập vào Đảng và chính phủ nhằm làm suy yếu theo chỉ đạo của nhà cầm quyền Trung Quốc.

Khống chế báo chí, chỉ huy một bộ phận giới truyền thông tạo dư luận xấu, bôi đen nhằm hạ thấp uy tín của Đảng và Chính phủ
Khi đi tiếp xúc cử tri, khi được người dân hỏi về việc truyền thông bị đe doạ và trù dập, 4Sang trả lời rất khẳng khái: “Gần đây có anh em báo chí gặp tôi than vãn là không được coi trọng lắm. Tôi có nghe đồn thổi là ông A, ông B, ông C nào đó ra lệnh cấm đoán. Như vậy là không có quyền. Ai đó có thẩm quyền riêng thì thẩm quyền đó phải được quy định trong điều lệ Đảng hoặc trong Hiến pháp, hoặc trong những đạo luật về tổ chức. Nếu cấm thì phải nhân danh cái gì, căn cứ đạo luật nào quy định thì mới được”.

Trên thực tế thì chính tổng biên tập các tờ báo lớn là hiểu rõ nhất bản chất hành xử của 4Sang đối với báo chí. Trong vụ vận động để tăng quyền cho Chủ tịch nước, 4Sang đã chỉ đạo Nguyễn Văn Tuấn - Phó thống đốc ngân hàng nhà nước, tướng Vũ Hải Triều và một số nhân vật khác đi mồi chài một số trí thức và vận động, mua chuộc một vài tờ báo để sau hội thảo về Hiến pháp tại Đại học quốc gia Hà Nội phải lập tức viết các bài kiểu “trao chính phủ quyền lực lớn quá”, “Cần khẳng định chức vụ Chủ tịch nước là cao nhất và phải được nắm các Bộ quốc phòng, Công an, Ngoại giao”, một âm mưu thâm độc và trơ trẻn.

Trương Tấn Sang thiết lập một mạng lưới chân rết theo dõi việc phân công viết tin bài ở các tờ báo lớn và dùng Hải lùn (nguyên là trợ lý của 4Sang) làm “tư lệnh” mặt trận báo chí. Hải thường gọi điện cho các Tổng biên tập truyền đạt ý kiến “anh Tư” chỉ đạo đưa bài này, đánh vụ kia… Trong trường hợp các báo cứng đầu không chịu nghe lời “tư lệnh” Hải lùn, tổng biên tập báo đó sẽ nhận điện thoại hỏi thăm sức khoẻ từ 4Sang, trong đó gán ghép và ép buộc thô bạo phải chỉnh sửa hoặc rút các bài có lợi cho Thủ tướng và Chính phủ.

Mặt khác, Trương Tấn Sang cho Đặng Thị Hoàng Yến chạy sang Mỹ mở mạng Quan làm báo, dùng Hải lùn, Bùi Thị Keng (Vụ trưởng vụ pháp luật, Văn phòng Chủ tịch nước) cung cấp thông tin cho Đặng Thành Tâm, có khi Trương Tấn Sang trực tiếp trao đổi với Tâm để Tâm chuyển ra các thông tin nội bộ tối mật, tuyệt mật mà chỉ có tầm Trương Tấn Sang mới được biết.

(Còn tiếp)
 
 
Chia sẻ ngay với bạn bè bài viết này
Email Facebook Pinterest StumbleUpon Delicious Reddit Digg Delicious

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét